26.08.2020

Nhận biết các bệnh phụ khoa khi vùng kín có mùi hôi, ngứa

by admin
Vùng kín có mùi hôi và ngứa là dấu hiệu khá phổ biến ở các chị em phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa. Đa số phụ nữ có tâm lý chủ quan, e ngại khi phải kiểm tra “vùng nhạy cảm”. Do đó không ít người tự ý mua thuốc về để chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế khiến cho bệnh biến chứng trầm trọng hơn dẫn đến nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Theo thống kê của Bộ Y tế các trường hợp nhiễm phụ khoa tăng từ 17 – 25% mỗi năm. Trên thực tế, con số này còn cao hơn rất nhiều, bởi lẽ, rất nhiều người mắc bệnh nhưng còn ngại đi khám với nhiều e ngại với vấn đề nhạy cảm. Song đừng vì thế mà chủ quan, những bệnh phụ khoa thông thường có thể gây khó chịu, mất tự tin cho chị em, nhưng nặng nề hơn sẽ gây ra nhiều vấn đề cản trở “kế hoạch làm mẹ”.

Ngứa và mùi vùng kín khiến chị em khó chịu và kém tự tin

Nhiễm nấm men Candida

Phụ nữ nhiễm nấm men sinh dục Candida albicans thường có triệu chứng tấy đỏ, ngứa và đau rát vùng kín. Khí hư tiết ra có có mùi hôi, màu trắng đóng cặn hay vón cục giống bã đậu. Những phụ nữ thường vệ sinh cơ thể kém, có bệnh tiểu đường, nồng độ estrogen thấp hoặc quan hệ tình dục không an toàn có thể nhiễm nấm men.

Hình ảnh nấm Candida

Viêm niệu đạo

Ai cũng có thể bị viêm niệu đạo bất kể giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ lại là đối tượng có tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn. Do đường niệu đạo ngắn (chỉ khoảng 1.5 inch) và môi trường vùng kín ẩm ướt dễ bị vi khuẩn xâm lấn. Viêm niệu đạo thường gây khó khăn cho nữ giới khi đi tiểu, kích ứng ở niệu đạo gây đỏ rát, ngứa hoặc nguy hiểm hơn là chảy máu âm đạo.

Viêm âm đạo do trùng roi

Trùng roi có tên khoa học là Trichomonas Vaginalis – bệnh lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu. Cách phát hiện dấu hiệu ở phụ nữ là hiện tượng ra khí hư có màu xám hoặc vàng, sủi bọt và có mùi hôi nặng. Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy quanh âm hộ, đau rát khi quan hệ, lâu dần xuất hiện các vết lở loét ở ngoài bộ phận sinh dục.

Viêm âm đạo trùng roi nặng bạn sẽ phải đến các cơ sở y tế để siêu âm và khám chữa

Viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Loại vi khuẩn này có thể tìm thấy trong huyết trắng âm đạo của nữ giới khi nhiễm bệnh. Cách thức lây nhiễm của bệnh này tương tự như bệnh lậu, tức là lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra còn lây từ mẹ sang con. Phụ nữ nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường không lưu ý tới những biểu hiện bất thường tại vùng kín như: đau buốt khi đi tiểu, đau bụng nhiều vào những ngày có kinh nguyệt hay ngứa rát và có mùi hôi ở dịch tiết âm đạo.

Ngoài ra, có một số tác nhân chủ quan khác khiến vùng kín bị ngứa và nặng mùi hơn, như:

  • Thay đổi hormone: Trong một số trường hợp vùng kín nặng mùi và ngứa ngáy không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nó thường xuất hiện vào một số thời điểm nhất định như những ngày kinh nguyệt hay giai đoạn trước và sau sinh của phụ nữ.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: để vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây ra mùi khó chịu và ngứa ngáy.
  • Vùng kín hôi và ngứa sau khi quan hệ tình dục: các động tác kích thích và cọ sát nhiều trong khi quan hệ tình dục có thể khiến âm đạo nữ giới ngứa ngáy và có mùi hôi do chất nhầy và tinh dịch tiết ra.
  • Vùng kín bị hôi và ngứa do dị ứng: với băng vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, giấy vệ sinh, mặc quần lót quá chật…

Ngăn chặn những bệnh phụ khoa, đem đến tự tin cho chính mình, chị em nên quan tâm hơn đến cách chăm sóc và vệ sinh vùng nhạy cảm. Đối với các trường hợp mùi và ngứa vùng kín thông thường, việc làm sạch an toàn là điều quan trọng góp phần đẩy lùi tình trạng không đáng có. Đơn giản như tìm một dung dịch vệ sinh an toàn, phù hợp với sinh lý phụ nữ Việt (thông thường với độ pH 5.5). Đặc biệt cần sự hỗ trợ thêm của các thành phần kháng mùi để tìm lại sự tự tin cho chính mình.